Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây'
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Hậu thảm kịch MH17: Ông Putin trước ngõ cụt của khủng hoảng Ukraine
Tờ RFI nhận định, khủng hoảng Ukraine đang đẩy ông Putin vào tình thế càng ngày càng khó có thể tìm ra một lối thoát.

 



Tổng thống Nga Putin.

 

Tờ RFI nhận định, khủng hoảng Ukraine đang đẩy ông Putin vào tình thế càng ngày càng khó có thể tìm ra một lối thoát. Tổng thống Nga Putin đang đau đầu trước một mớ bòng bong giữa những biện pháp trừng phạt của phương Tây ngày càng siết chặt, sự cân nhắc ủng hộ phe ly khai và dư luận trong nước có thể sẽ thất vọng về chính sách đối với Ukraine của Kremlin một khi phải hứng chịu hậu quả của một nền kinh tế suy yếu.

 

Trên đây là những nhận định chung của giới phân tích về cuộc khủng hoảng Ukraine, vốn đã phức tạp ngay từ đầu, giờ càng lún sâu vào bế tắc.

 

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine mà cao điểm là từ khi được quốc tế hoá sau vụ sáp nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Nga Vladimir Ptin đã sử dụng nhiều chiến thuật để đối phó với những đòn trừng phạt của phương Tây. Trong đó, tổng thống Nga đã khôn khéo chia rẽ các nước trong Liên hiệp châu Âu, đặc biệt là thái độ dè dặt của Đức, nước có có nhiều lợi ích nhất trong quan hệ làm ăn với Nga.

 

Tuy nhiên, diễn biến mới bất ngờ xảy ra hôm 17/7/2014 khi chuyến bay MH 17 của hàng không Malaysia bị rơi tại vùng miền đông Ukraine, mà nguyên nhân theo Kiev và Washington là do tên lửa của phe ly khai thân Nga bắn. 

 

Sau biến cố khiến cho 298 người vô tội thiệt mạng đó, phương Tây không ngần ngại khẳng định Nga hậu thuẫn, cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy tại Ukraine. Tiếp theo các cáo buộc trực diện nhắm vào Moscow, tuần qua, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã nhất loạt tăng cường các biện pháp từng phạt đánh thẳng vào kinh tế của Nga. Phía Nga và phe ly khai Ukraine thì bác các cáo buộc trên.

 

Các biện pháp trừng phạt mới bắt đầu được áp dụng từ hôm qua (01/08), theo đó cấm ít nhất trong vòng ba tháng những ngân hàng lớn của Nga tiếp cận thị trường vốn của châu Âu, cấm vận bán vũ khí và một số thiết bị quan trọng cho ngành dầu khí đối với Nga.

 

Mục tiêu của các trừng phạt kinh tế mới đối với Nga là rõ ràng: Buộc Tổng thống Putin từ bỏ việc sáp nhập bán đảo Crimeae và chấm dứt sự ủng hộ về quân sự đối với phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

 

Hãy còn quá sớm để có thể đánh giá được hiệu quả của các biện pháp trừng phạt với Nga. Như chuyên gia chính trị Konstantin Kalatchev, lãnh đạo trung tâm phân tích Expert Politique nhận định: "Ngay tức thời, các biện pháp trừng phạt đó không buộc ông Putin thay đổi chính sách đối với Ukraine, nhưng về lâu về dài thì có thể".

 

Vẫn theo chuyên gia Kalatchev, cái khó cho ông Putin là kinh tế Nga lúc này đang đứng bên bờ suy thoái, "nếu như người dân trong nước bắt đầu cảm nhận được hệ lụy của các biện pháp trừng phạt" đè nặng lên cuộc sống của họ thì khi đó ông Putin sẽ mất đi rất nhiều điểm tín nhiệm trong dân chúng, trong khi mà chính quyền Nga phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ông Putin ở trong nước.

 

Quyết định sáp nhập Crimea về Nga và chính sách bảo vệ những người nói tiếng Nga cũng như phe ly khai thân Nga ở Ukraine đã giúp cho Tổng thống Nga có được 80% dư luận ủng hộ, một tỷ lệ được lòng dân lớn chưa từng có từ khi ông Putin lên nắm quyền lần đầu vào năm 2000.

 

Thế nhưng, đến giai đoạn này của cuộc khủng hoảng Ukraine, "ông Putin đang rơi tình thế khó khăn", như nhận định của nhà phân tích chính trị Nga bà Maria Lipman. Theo bà Lipman: "Nếu ông Putin không thay đổi chính sách, các trừng phạt sẽ nặng nề hơn. Ông ta đang cố xoay sở sao cho không bị cho là lùi bước. Nhưng phạm vi hành động của ông lại rất hạn hẹp".

 

Theo một cuộc thăm dò dư luận Nga công bố hôm 31/7, chỉ có 1/4 người dân ủng hộ một cuộc can thiệp trực tiếp của Nga vào Ukraine. Trong khi đó, phương Tây không ngừng hối thúc Moscow phải ngừng ngay sự ủng hộ quân sự đối với lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine trước khi tìm giải pháp cho khủng hoảng trên bàn ngoại giao.

 

Nếu như Tổng thống Nga đang đau đầu tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine đang có chiều hướng ngày thêm nguy hiểm này, thì Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu cũng đang phải đối mặt với câu hỏi không dễ dàng là làm sao ngăn chặn được leo thang căng thẳng mà không bị mất mặt.

 

Nhật báo Anh The Independant mới đây đã tiết lộ một kế hoạch Nga – Đức đang được nghiên cứu, theo đó Nga bảo đảm an toàn biên giới Ukraine và cấp năng lượng cho châu Âu, đổi lại, quốc tế công nhận vụ sáp nhập Crimea vào Nga. Thông tin này đã bị Berlin phản bác ngay lập tức.

 

Nhà phân tích chính trị Lipman đặt vấn đề: "Cuộc xung đột ở Ukraine đang trở nên nghiêm trọng và nguy cơ bị quốc tế hoá là có thật. Phương Tây có phương tiện để gây thiệt hại cho nước Nga nhưng không thể làm chấm dứt cuộc chiến này mà không có mặt Nga. Vậy liệu phương Tây sẽ tạo cơ hội cho ông Putin để làm việc đó?".

 

Vấn đề mấu chốt hiện nay có lẽ nằm ở kết luận của các chuyên gia đang điều tra vụ chiếc máy bay số hiệu MH17 bị rơi. Ông Putin vẫn luôn cân nhắc thận trọng sự ủng hộ đối với phe ly khai thân Nga.

 

Nếu các nhà điều tra quy trách nhiệm cho phe ly khai trong vụ tai nạn của máy bay MH 17 thì đó sẽ là "một gánh nặng mà ông Putin không thể mang thêm được nữa. Vì các giá phải trả sẽ quá đắt, khi đó có lẽ ông Putin sẽ bỏ rơi phe ly khai", Andrei Kolesnikov, một trong số các nhà báo Nga hiểu rõ ông Putin nhận định.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Hai bên cùng thiệt (04-08-2014)
    New York Times: Nepal ương bướng đã bị Thủ tướng Modi mê hoặc (04-08-2014)
    Hết giờ (04-08-2014)
    Triều Tiên có dùng "gậy ông đập lưng ông" với Trung Quốc? (04-08-2014)
    Nhật hủy hợp đồng vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại Trung Quốc? (03-08-2014)
    Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine (03-08-2014)
    Đừng đùa với “Giấc mơ Tập Cận Bình” (03-08-2014)
    Thảm họa nhân đạo tại Gaza: Mỹ đã làm gì? (03-08-2014)
    Nhật Bản gặp khó khăn khi áp đặt trừng phạt lên Nga (03-08-2014)
    Gần 100 người thương vong trong vụ tấn công khủng bố ở Tân Cương (03-08-2014)
    Putin: Nỗi ám ảnh suốt đời tỷ phú Khodorkovsky (02-08-2014)
    “Cuộc đua” đến Mỹ Latinh (02-08-2014)
    Tổng thống Putin và Obama hòa dịu về Ukraine? (02-08-2014)
    Triều Tiên chỉ trích Liên Hiệp Quốc “hai mặt” (02-08-2014)
    Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt? (01-08-2014)
    Gaza: Lại từ hi vọng đến tuyệt vọng! (01-08-2014)
    Tại sao CIA phải xin lỗi Thượng viện Mỹ? (01-08-2014)
    Israel, Hamas ngừng bắn tạm thời tại dải Gaza (01-08-2014)
    Mua tá, bán tướng (01-08-2014)
    Putin tuyệt vọng tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng Ukraina (01-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152930147.